Trang
thiết bị trên các tòa nhà lần theo những nơi phát sinh khí thải nhà kính trong
khi các phần mềm phân tích giúp dự đoán những bộ phận cần bảo dưỡng trong hệ
thống cống.
Thị
trưởng thành phố thành lập một Văn phòng Kỹ sư thành thị mới để kết nối công
dân với các dịch vụ trong thành phố và khuyến khích người dân đóng góp vào
hoạch định cộng đồng qua một trò chơi 3D (ba chiều)
Thành
phố được làm nơi thử nghiệm cho hãng IBM vốn đang làm việc với Hội đồng thành
phố để thu thập và phân tích dữ liệu giao thông trong một nỗ lực giảm tắc đường.
Thông
tin đi lại được thông báo và cập nhật từng phút và cư dân có thể lên mạng để
tìm đường đi ngắn nhất tới nơi họ muốn đến. Một bản đồ kỹ thuật số đang được
lập, hiện rõ vị trí của từng xe buýt trong thành phố vào thời điểm thực.
Thành
phố này cũng đang thử nghiệm dữ liệu mở, tạo ra các app mới như ParkYa dùng dữ
liệu giao thông trực tuyến để chỉ dẫn người lái xe tới các điểm đỗ xe.
London
đã có một hệ thống giao thông thông minh đáng ghen tị, từ lệ phí đánh vào xe ô
tô khi đi vào trung tâm thành phố tới thẻ Oyster, loại thẻ cho phép người sử
dụng có thể trả tiền để sử dụng hệ thống tàu điện ngầm, xe lửa và xe buýt
Tại
Văn phòng của Thị trưởng thành phố London, những chiếc iPad gắn trên tường cung
cấp dữ liệu liên tục về những gì đang diễn ra trong thành phố, từ những gì đang
thịnh hành trên Twitter, tới thành phố vui vẻ hay không, hay đo lường về ô
nhiễm, việc sử dụng chương trình đi xe đạp của thành phố, mực nước sông và
thông tin về hệ thống tàu điện ngầm.
Intel
đã tài trợ nghiên cứu về thành phố thông minh tại trường đại học Imperial College
và trường University College .
Trong khi đó công ty Cisco đã lập trung tâm Các Thành phố Tương lai tại
Shoreditch và Living PlanIT sẽ dùng bán đảo Greenwich là nơi thử nghiệm hệ
thống điều hành thành thị của họ.
Thành
phố đang làm rất nhiều trong việc cởi mở dữ liệu công cộng và một loạt các app
được tạo ra, như Bike Like a Local (Đi xe đạp như người địa phương), một ứng
dụng được thiết kế dành cho du khách đi xe đạp trong thành phố; Appening
Amsterdam, một thiết bị giúp tìm xem nên đi chơi buổi tối ở đâu; và Drive
Carefully (Lái xe cẩn thận), một ứng dụng báo động cho bạn nếu bạn lái gần một
trường học.
Trang
mạng Amsterdam Smart City
(Thành phố Amsterdam Thông minh đầy những chương trình đã được thực thi. Nó bao
gồm một diễn đàn cho phép hàng xóm và bạn bè có thể thuê xe hơi của nhau một
cách an toàn hay một khu dân cư thử nghiệm bền vững nơi hơn 500 gia đình được
cung cấp công tơ thông minh cho phép người dân sống tại đó trở nên có ý thức
hơn về mức năng lượng mà họ sử dụng.
Songdo,
Hàn Quốc
Dự
án trị giá $35 tỷ, đặt tại vùng đất khai hoang gần Hoàng Hải, vẫn được xem là
kiểu mẫu cho các thành phố thông minh trên toàn cầu khi thành phố này bắt đầu
được xây dựng vào năm 2005.
Còn
được biết đến như một thành phố ở đâu cũng có - U-city, hệ thống thông tin của
Songdo kết nối tất cả với nhau. Nó khiến các nhà chỉ trích gọi đây là một
"thành phố trong hộp " – là nơi phô trương khoa học kỹ thuật nhưng
không nhất thiết đã là lý tưởng cho con người.
Mỗi
căn nhà có một hệ thống tele-presence (hiện diện từ xa). Ngoài việc cho phép
người dùng điều khiển nhiệt độ và các khóa cửa nó còn có cả ứng dụng hội đàm
qua video và nó cũng được thiết kế với ý định sẽ là một hình thức đem giáo dục,
chăm sóc y tế và các dịch vụ của chính phủ tới gia đình.
Thành
phố sẽ được hoàn tất vào năm 2015, và khi đó nó sẽ là nhà của 65.000 người và
300.000 người lao động.
Họ
sử dụng dữ liệu điện thoại di động để cải thiện giao thông công cộng trong
thành phố và phân tích dữ liệu phát sinh cũng đã cho thấy một số điều dị thường
như người ta sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào buổi sáng nhiều hơn
là vào giờ tan tầm buổi chiều tối.
Các
dữ liệu phát sinh được công bố trên một diễn đàn mở và đã được sử dụng trong
một vài ứng dụng sáng tạo, như dự báo thời tiết được cung cấp trước 10 phút và
có thể chỉ cho tài xế taxi biết các khu vực trong thành phố sẽ có mưa.
Masdar,
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
Masdar,
có nghĩa là "nguồn" trong tiếng Ả Rập, là một thành phố ở ngay giữa
sa mạc Abu Dhabi
thuộc Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Nó
được thiết kế là một trong những thành phố bền vững nhất trái đất. Với trung
tâm điểm là nhà máy điện năng lượng mặt trời và các trạm điện bằng sức gió cung
cấp năng lượng cho thành phố, nơi đây hướng tới mục tiêu không có khí thải nhà.
Thành
phố được xây dựng trên nền đất được xây cao lên cho phép “kỹ sư kỹ thuật số” có
thể dễ dàng tiếp cận vào hệ thống kỹ thuật tân tiến điều hành hoạt động của
thành phố.
Đây
là một thành phố thân thiện với người đi xe đạp, và hoàn toàn không dùng xe
hơi, mặc dù thành phố đang thử nghiệm một mạng lưới podcars - xe chạy điện
không người lái.
Một
trong những thành phố thông minh đầu tiên của Nam Phi, Johannesburg nay có hệ mạng cáp quang siêu
nhanh khiến các nước Phi châu khác phải ghen tị.
Dự
án Băng tần rộng của Thành phố Jo'burg bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy với mạng
cáp quang trải rộng khắp mọi khu vực trong thành phố với công suất đường truyền
đầy ấn tượng 1.2Tb (terabit).
Họ
cũng đang có kế hoạch đưa vào hoạt động đo điện và nước thông minh và xây dựng
một trung tâm tin tức intelligence centre) về an toàn công cộng.
Thị
trưởng thành phố Mpho Parks Tau nói ông muống thành phố "trở nên thông
minh trên mọi phương diện."
Trưởng
phòng thông tin Hội đồng thành phố Barcelona, Manel Sanroma, đưa ra tuyên bố
mạnh bạo hồi năm ngoái rằng các thành phố của tương lai có thể trở nên có quyền
lực hơn cả nhà nước một quốc gia. Barcelona
quyết tâm là một trong những thành phố đi đầu: thành phố đã lập những tuyến
đường xe buýt hiệu quả hơn, giản tiện việc thu rác dùng cảm ứng, áp dụng hệ
thống đèn đường thông minh và đang phát triển hệ thống thanh toán không cần
chạm thẻ trên hệ thống giao thông công cộng.
Một
hệ thống điều hành thành phố kết nối toàn bộ các hệ thống với nhau vào một nơi
cũng đang được phát.
Năm
2010, Thị trưởng thành phố Eduardo Paes đã đặt ra nhiệm vụ cho hãng IBM tạo lập
một trung tâm điều hành trên toàn thành phố có thể kết nối tất cả 30 cơ quan
của thành phố này với nhau, từ giao thông tới cấp cứu. Nó có nghĩa là các viên
chức trên khắp thành phố nay có thể phối hợp quản lý hệ thống giao thông công
cộng và những đi lại trong thành phố trong khi vừa đảm bảo nguồn cung cấp điện,
nước làm việc có hiệu quả hơn.
Một
phản ứng có phối hợp có thể được thực hiện trong trường hợp xảy ra khủng hoảng như
sập nhà. Hệ thống giao thông có thể được ngưng lại, các dịch vụ cứu trợ có thể
được điều động và nguồn cung ứng khí đốt có thể được chặn lại trong khi người
dân có thể được thông báo các tuyến đường thay thế qua.
No comments:
Post a Comment