Monday, August 19, 2013

Giải mã món quà tặng Obama của Trương Tấn Sang

image
Sáng ngày 25 tháng 07, 2013, sau cuộc thảo luận riêng với Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, Tổng Thống Obama đã mở cửa Phòng Bầu Dục cho báo chí chứng kiến lời phát biểu của hai ông, tổng cộng kéo dài 18 phút 32 giây. Vào cuối lời phát biểu kéo dài gần 9 phút, kể cả thời gian chuyển sang Việt ngữ, ông Obama cho biết, trước khi kết thức cuộc thảo luận riêng, ông Trương Tấn Sang đã tặng ông một món quà, là bản sao lá thư Ông Hồ Chí Minh gửi cho cố Tổng Thống Truman vào năm 1946, yêu cầu Mỹ giúp đỡ. Báo chí không được coi món quà đó như thế nào. Cũng như không được biết ông Obama tặng ông Sang cái gì.

image
Ngày xưa chng M chng Tây
Ngày nay chng gy ăn mày áo cơm
Giới thông thạo cho biết, theo truyền thống gần như cố định của các nhà lãnh đạo Việt Nam XHCN, quà tặng trong các dịp chính thức xuất ngoại, thường là ba món sơn mài: Hình ông Hồ, Chùa một cột, hay Tháp rùa. Và thường công bố hình chụp màn tặng quà để bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng.
Vụ ông Sang tặng quà ông Obama có vẻ ngoại lệ, bất thường tới mức khó hiểu. Vậy, phải tìm tòi cho ra lẽ. Từ vài chi tiết được ông Obama tiết lộ, có thể lần ra manh mối phần còn lại.

Trước hết, những chi tiết được biết:

                          - Món quà là cái gì? – Bản sao một bức thư.
                          - Ai là người gửi? – Hồ Chí Minh.
                          - Ai là người nhận? – Truman.
                          - Thời gian? – năm 1946.

Những bí ẩn còn lại:

                          - Thư viết ngày nào?
                          - Nói gì?
                          - Giá trị và ý nghĩa?

image
Người viết có trong tay cuốn “LETTERS TO THE OVAL OFFICE From the files of the NATIONAL ARCHIVES "Dear  Mr. President" , do Dwight Young soạn, National Geographic Society xuất bản năm 2005.
Theo tài liệu này, trong đời mình, ông Hồ có hai lần cầu cứu tổng thống Mỹ giúp đỡ:

image
1/ Lần thứ nhất, tại Versailles năm 1919, ông Hồ đã thất bại trong việc trình bầy kế hoạch mưu tìm độc lập cho Việt Nam trước Tổng Thống Woodrow Wilson.

image
2/Lần thứ nhì, năm 1946, ông Hồ cầu cứu sự giúp đỡ của Tổng Thống Harry Truman, nhưng không được đáp ứng. Nơi trang 116 tài liệu này, có hình chụp văn kiện ông Hồ gửi Tổng Thống Truman.
Thật ra, đây không phải là “bức thư”, mà chỉ là một bức điện tín (telegram), phương tiện thông tin nhanh hàng đầu cách đây nửa thế kỷ và nay đã bị đào thải.


Dưới đây là hình chụp bức điện tín:

image

Và nguyên văn được chép lại cho rõ:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
—-
CHÍNH PHỦ LÂM THỜI    HANOI FEBRUARY 28 1946
——-
BỘ NGOẠI GIAO


* TELEGRAM

PRESIDENT HOCHIMINH VIETNAM DEMOCRATIC REPUBLIC HANOI
TO THE PRESIDENT OF THE UNITED STATES OF AMERICA WASHINGTON D.C.

ON BEHALF OF VIETNAM GOVERNMENT AND PEOPLE I BEG TO INFORM YOU THAT IN COURSE OF CONVERSATIONS BETWEEN VIETNAM GOVERNMENT AND FRENCH REPRESANTATIVES THE
LATTER REQUIRE THE SECESSION OF COCHINCHINA AND THE RETURN OF FRENCH TROOPS IN HANOI STOP
MEANWHILE FRENCH POPULATION AND TROOPS ARE MAKING ACTIVE PREPARATIONS FOR A COUP DE MAIN IN HANOI AND FOR MILITARY AGGRESSION STOP I THEREFORE MOST EARNESTLY
APPEAL TO YOU PERSONALLY AND TO THE AMERICAN PEOPLE TO INTERFERE URGENTLY IN SUPPORT OF OUR INDEPENDENCE AND HELP MAKING THE NEGOTIATIONS MORE IN KEEPING WITH THE PRINCIPLES OF THE ATLANTIC AND SAN FRANCISCO CHARTERS

RESPECTFULLY

HOCHIMINH

Điện tín đề ngày 28 tháng 02, 1946 mà mãi đến ngày 11 tháng 03, Bạch Ốc mới nhận được và cho vào hồ sơ, không có phúc đáp cho ông Hồ. Xin được dịch sang Việt ngữ nội dung điện tín:

ĐIỆN TÍN

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA HÀ NỘI
GỬI TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ WASHINGTON D.C.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM TÔI XIN BÁO NGÀI RẰNG TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CÁC ĐẠI DIỆN PHÁP PHÍA PHÁP ĐÃ ĐÒI TÁCH RỜI NAM VIỆT VÀ QUÂN PHÁP TRỞ LẠI HÀ NỘI STOP
TRONG KHI ẤY DÂN VÀ QUÂN PHÁP ĐANG TÍCH CỰC SỬA SOẠN CHO MỘT CUỘC TẤN CÔNG BẤT NGỜ TẠI HÀ NỘI VÀ ĐỂ QUÂN LÍNH XÂM LẤN STOP VÌ THẾ TÔI KHẨN THIẾT ĐÍCH THÂN KÊU GỌI NGÀI VÀ NHÂN DÂN HOA KỲ CẤP BÁCH CAN THIỆP ỦNG HỘ NỀN ĐỘC LẬP CỦA CHÚNG TÔI VÀ GIÚP LÀM CHO VIỆC THƯƠNG THẢO PHÙ HỢP HƠN VỚI NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CÁC HIẾN CHƯƠNG ĐẠI TÂY DƯƠNG VÀ SAN FRANCISCO

TRÂN TRỌNG
HỒCHÍMINH

image

Đến đây, coi như đã biết rõ món quà ông Sang tặng Obama. Bây giờ, đến việc xét giá trị và ý nghĩa của nó.

Về thực chất, món quà hầu như vô giá trị. Nó không có giá trị nghệ thuật, cũng không có giá trị như một tài liệu lịch sử. Giả tỉ, đây là món quà ông Obama tặng ông Sang, ít ra còn có chút ý nghĩa, vì Mỹ có bản chính bức điện tín, là tài liệu tàng trữ trong văn khố quốc gia, không thể đem làm quà tặng, ông Obama có thể cho chụp một bản sao, đem tặng ông Sang mang về làm kỷ niệm. Đàng này, Mỹ đã có bản chính, tại sao ông Sang còn tặng bản sao? Nhất là bản sao đó đã được in trong sách phát hành rộng rãi, ai cũng có thể dễ dàng có được. Có ai khùng đến nỗi, đem bản sao một họa phẩm tặng người đang làm chủ bản chính? Không ai còn lạ gì về trình độ thông minh của các nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản VN, nhưng chẳng lẽ họ tối dạ đến mức đó?
Vậy, chỉ còn cách tìm ra ý nghĩa của món quà. Người viết nghĩ rằng sau khi giải mã, món quà bản sao “Điện tín” có thể đọc như sau:

EMAIL

CHỦ TỊCH TRƯƠNG TẤN SANG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HÀ NỘI
GỬI TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA WASHINGTON D.C.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM TÔI XIN BÁO NGÀI RẰNG TRONG CHUYẾN ĐI BẮC KINH VỪA RỒI PHÍA TRUNG QUỐC ĐÃ ĐÒI TÁCH RỜI CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ SÁT NHẬP VÀO LÃNH THỔ CỦA HỌ STOP TRONG KHI ẤY TRUYỀN THÔNG VÀ LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VẬN ĐỘNG DƯ LUẬN ĐỂ ĐẨY MẠNH CHIẾN DỊCH XÂM CHIẾM VIỆT NAM BẰNG KINH TẾ VÀ KỂ CẢ BẰNG QUÂN SỰ NẾU CẦN STOP
VÌ THẾ TÔI KHẨN THIẾT ĐÍCH THÂN CẦU CỨU NGÀI VÀ NHÂN DÂN HOA KỲ CẤP BÁCH CAN THIỆP ĐỀ HỖ TRỢ NỀN ĐỘC LẬP CỦA CHÚNG TÔI VÀ GIÚP CHO VIỆC THƯƠNG THẢO PHÙ HỢP HƠN VỚI CÁC HIẾN CHƯƠNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VÀ ASEAN

TRÂN TRỌNG
TRƯƠNG TẤN SANG
image

Ngoài nội dung đã giải mã trên đây, món quà còn tiềm ẩn một tái bút, tuy không được viết bằng mật mã, nhưng ông Obama có thể hiểu ngầm: “Năm 1946, Truman đã bỏ lỡ cơ hội giúp Việt Nam, nên phải mất 67 năm, tiêu tốn hàng ngàn tỷ đô la, cùng với mạng sống của trên 58 ngàn quân nhân và vẫn còn hàng ngàn người mất tích, Mỹ mới sắp mang được McDonald tới Việt Nam. Bây giờ, nếu bỏ lỡ cơ hội lần nữa, thiệt hại sẽ khôn lường. Dear Bros Obama, đừng để tái diễn bài học xương máu cũ”.

image
image


Đinh Từ Thức

Hai động tác của Obama coi thường Sang

Đó là hai động tác trong cuộc gặp ở Nhà Trắng mà nếu là Chủ tịch Trương Tấn Sang, tôi sẽ thấy ít nhiều bị xúc phạm.

image
Ở phút thứ 12:15, trong khi ông Chủ tịch Việt Nam đang phát biểu thì ông Tổng thống Hoa Kì điềm nhiên thò tay vào túi áo vét, lấy một mảnh giấy ra nghiên cứu. Trong 20 giây đồng hồ tiếp theo, Obama bỏ mặc vị khách của mình để “tranh thủ làm việc riêng”, ngay cả khi ông Trương Tấn Sang đã dứt lời và người phiên dịch đã bắt đầu phần mình. Chỉ thiếu điều ngài Tổng thống rút điện thoại ra tranh thủ nhắn tin cho vợ.

image
Ở phút thứ 15:43, ngài Tổng thống duỗi mạnh tay trái để cổ tay áo vét co lên, mặt đồng hồ ở cổ tay áo sơ-mi hiện ra, và kín đáo một cách lộ liễu liếc đồng hồ, nếu không muốn nói là trong một phần mười giây ông đã giơ đồng hồ vào mặt Chủ tịch Sang. Obama là người hoàn hảo trong các thủ tục về trang phục. Ông thừa biết rằng để cổ tay áo sơ mi thò ra ngoài cổ tay áo vét quá 2 phân là hỏng. Song ở đây ông cho nó thò hẳn ra cả mươi phân, bất cần lịch lãm, để làm nhiệm vụ rung chuông báo hết giờ. Trong thời gian biểu ngày 25-7 của Obama, phần dành cho vị nguyên thủ quốc gia từ Việt Nam quả thật rất khiêm tốn.

image
Ngoại giao, theo nhà văn Ý Giovanni Guareschi, là nghệ thuật nói những điều mình không nghĩ. Tôi thường thán phục những nhà bình luận chính trị, họ chẻ nhỏ, xăm soi và lắp ghép từng lời đầu môi chót lưỡi của giới chính khách dưới kính hiển vi để dự báo những điều không thể dự báo. Tất nhiên tôi rất mừng vì quan hệ Việt-Mỹ đã được đẩy lên một tầm cao mới. Song sự trọng vọng của phía Mỹ với đối tác Việt ở tầm cao mới như thế nào, hai động tác nêu trên của Obama đã gửi đi một thông điệp không che giấu. Còn đâu là những động tác giả, đâu là những động tác thật, đó lại là công việc không đáng ghen tị của các nhà bình luận mà tôi thán phục.

image

Nhưng người đáng thán phục nhất là ông Trương Tấn Sang. Hoặc ông không để ý đến hai động tác này. Hoặc có để ý, nhưng không bận tâm. Hoặc có bận tâm nhưng không tỏ thái độ. Rút cuộc thì chuyến công du của ông không được phép sứt mẻ chỉ vì một sự nhạy cảm thái quá.

No comments:

Post a Comment