Monday, July 20, 2015

Hồn ma trong những bức ảnh

image
Tháng Hai 2015, trong chuyến tham quan Cung điện Hampton Court ở London, cô bé Holly Hamsheir, 12 tuổi, dùng iPhone để chụp hình người em họ của mình, Brook, khi đó đang thơ thẩn một mình ở khu vực các phòng dành cho nhà vua.
Ngày hôm sau, cả hai phát hiện ra Brook không chỉ có một mình trong bức hình. Một người phụ nữ cao, da xám, có vẻ như đang quàng khăn, được nhìn thấy đi theo sau lưng Brook.

Điều kỳ lạ là người này không hiện ra trong tấm hình tiếp theo đó.

image
Liệu đây có phải là ma quỷ xuất hiện trước ống kính, hay có cách giải thích nào hợp lý hơn?

Câu trả lời cho chúng ta hiểu hơn về cách mà điện thoại thông minh ghi lại hình ảnh, thay vì các hiện tượng siêu nhiên.

Trên thực tế, bóng ma nói trên chỉ là một trong số nhiều câu chuyện về các bóng ma được ghi lại trong hình.

Kể từ ngày máy chụp hình ra đời, ma quỷ đã bắt đầu xuất hiện trong các tấm hình.

Công nghệ chụp hình ngày càng phát triển thì các hình ảnh ma quỷ mới, hay thứ do ai đó cố ý dựng lên, cũng xuất hiện nhiều hơn.

http://baomai.blogspot.com/
"Là một nhiếp ảnh gia, tôi luôn đặt nghi vấn trước tất cả mọi việc, và tôi là người không tin vào ma quỷ... đối với tôi không có gì nằm ngoài những thứ đơn thuần là các kỹ năng nhiếp ảnh," Michael Pritchard, Tổng giám đốc của Hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh quốc nói.

Giác quan thứ sáu

Người ta đã thấy những bức ảnh chụp ma quỷ từ thế kỷ 19.

Trong những năm 1850 và 1860, nhiều nhiếp ảnh gia bắt đầu thử nghiệp các hiệu ứng mới như các hình lập thể hay kỹ thuật chụp hình kép.

http://baomai.blogspot.com/
Tuy nhiên nhiều nhiếp ảnh gia sau đó nhận ra các kỹ thuật này có thể bị lợi dụng để trục lợi.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Mỹ William Mumler là một trong những người đầu tiên được nói là đã chụp lại một 'linh hồn' trong một bức hình vào đầu những năm 1860.

Bức hình được cho là chụp hồn ma người em họ đã chết của ông này. Không rõ có phải là hồn ma thật hay không, nhưng các bức hình chụp lại hình ảnh người chết của Mumler (chủ yếu là những người họ hàng) đã nhanh chóng trở nên rất nổi tiếng.

image
Tay thợ ảnh nghiệp dư nhanh chóng trở thành chuyên nghiệp với nghề kinh doanh béo bở từ nhu cầu của những người có thân nhân chết trong cuộc nội chiến ở Mỹ muốn được kết nối với những người quá cố.

Ban đầu, các chuyên gia không thể tìm ra bất cứ điều ngụy tạo gì trong các bức hình của Mumler.

Sau đó, ông này đã trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, lợi dụng họ hàng của những người có thân nhân chết trong Nội chiến Hoa Kỳ để trục lợi bằng cách giúp họ liên hệ với những người đã mất.
Mumler có lẽ đã làm được điều này bằng cách ghép một tấm kính ảnh trước đó, vốn kèm theo hình của người đã chết, trước tấm kính ảnh chưa dùng đến đặt trong máy ảnh.

Ông này sau đó sử dụng chiếc máy ảnh này để chụp hình khách hàng.

Kỹ thuật chụp hình kép này không những ghi lại hình ảnh của khách hàng, mà còn hình ảnh của người thân họ trong tấm kiếng ảnh đặt phía trước.

image
Một trong những tấm nổi tiếng của Mumler cho thấy cả hồn ma của cố tổng thống Abraham Lincoln ở phía sau lưng vợ ông, Mary Todd Lincoln.

Danh sách khách hàng của ông ngày càng tăng, nhưng ông cũng nhận ngày càng nhiều chỉ trích.
Một trong những người này, ông PT Barnum, nói những tấm hình này chỉ nhằm trục lợi từ sự đau khổ của người khác. Ông Mumler cũng bị cáo buộc là lẻn vào nhà của người khác và ăn cắp hình chụp những thân nhân đã mất của họ, và một số 'linh hồn' trong các tấm hình của ông thực ra vẫn còn sống.

Mumler bị đưa ra tòa do bị cáo buộc lừa đảo và ông Barnum đã làm nhân chứng chống lại ông.

Một tấm hình được cố ý ngụy tạo sau đó đã được trình ra trước tòa để chứng minh kỹ thuật của Mumler dễ thực hiện đến thế nào.

Đó là hình chụp Barnum với hồn ma của Tổng thống Abraham Lincoln.

Bất chấp những bằng chứng này, Mumler vẫn được trắng án. Tuy nhiên sự nghiệp nhiếp ảnh của ông này cũng chấm dứt.

Tuy nhiên những kỹ thuật của ông này vẫn được các nhiếp ảnh gia sau đó tận dụng và phát triển vào cuối những năm 1800, khi duy linh luận phát triển.

image
Một linh mục người Anh, ông William Stainton Moses, là một trong những nhà điều tra đầu tiên về các hình ảnh chụp linh hồn.

Theo lời của ông Alan Murdie, chủ tịch Câu Lạc bộ Ma quỷ (ra đời năm 1862 và được cho là một trong những tổ chức điều tra về các hiện tượng siêu nhiên lâu đời nhất trên thế giới):

"Tính đến năm 1875, ông đã xem xét 600 hình được cho là chụp các hồn ma. Ông cho rằng chỉ có khoảng hơn một chục hình có thể được cho là cái gì đó bất thường...” và nói có những người chỉ cần nhìn thoáng cây chổi hay tấm vải to nào đó là đã nghĩ ngay rằng đó là người thân quá cố của mình.
Tuy nhiên những tấm hình chụp hồn ma cũng ngày càng lan tràn khi ngày càng có nhiều người sở hữu máy chụp hình.

image
"Đến những năm 1880, bất cứ ai cũng có thể cầm máy lên và chụp hình, điều này khiến nhiều kẻ bất lương có thêm cơ hội để lừa bịp người khác và đùa cợt với cảm xúc của họ," Prichard nói.

Trong thời gian này, một trong những tấm hình chụp hồn ma nổi tiếng nhất đã ra đời.
Vào năm 1891, Sybell Corbet đã chụp lại một góc thư viện ở tu viện Combermere Abbey ở Cheshire, Anh.

Tuy nhiên người ta sau đó lại thấy trong tấm hình một cái bóng với cổ, tay phải và cái đầu của một người đàn ông.

Người ta nói rằng đây là bóng ma của huân tước Combermere, người thiệt mạng trong một tai nạn cưỡi ngựa và sau đó được chôn cất vào cùng thời điểm bức hình được chụp.

Thời gian để mở cửa trập ống kính khi chụp tấm hình này kéo dài một giờ đồng hồ, khiến nhiều người nghi rằng một người hầu của vị huân tước đã bước vào phòng và ngồi lên ghế thoáng chốc trong lúc cửa trập ống kính máy ảnh vẫn đang mở.
Tuy nhiên hầu hết những người giúp việc đều nói khi đó họ đang có mặt tại lễ tang của ông Combermere.

http://baomai.blogspot.com/
Khi Đệ nhất Thế chiến nổ ra, duy linh luận và nhiếp ảnh ma nhận được nhiều sự hoan nghênh, trong số đó có tác giả của series truyện trinh thám Sherlock Holmes là Sir Arthur Conan Doyle, một thành viên của Câu Lạc bộ Ma quỷ.

Cảm giác mất mát tràn ngập nhiều nước thời bấy giờ khiến nhiều người mong muốn được đoàn tụ với những người thân và bè bạn đã mất.

Ông William Hope, người Anh, một nhà nhiếp ảnh hồn ma nổi tiếng khi đó, nằm trong số những người sẵn sàng tận dụng kinh nghiệm của mình.

image
Cũng giống như ông Mumler, ông Hope cũng bị dính nhiều cáo buộc lừa đảo và bị Hội Nghiên cứu Tâm linh, dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên Harry Price vào năm 1922, điều tra.
Ông Price sau đó đã thực hiện một cuộc điều tra giúp lật tẩy việc ông Hope sử dụng kỹ thuật chụp hình kép để ghép hình hồn ma và hình các khách hàng.

Tuy nhiên không giống như Mumler, ông Hope tiếp tục hành nghề và nhận được nhiều sự ủng hộ từ những người cuồng nhiệt.

Hơn một thập niên sau đó, ông Price cũng điều tra một vụ khó hiểu hơn.

Vào năm 1936, hai người đàn ông từ Tạp chí Country Life được chụp hình đứng cuối một cầu thang ở Lâu đài Raynham, Norfolk, Anh quốc.

Nhiếp ảnh gia Hubert Provand và trợ lý Indre Shira đang chuẩn bị chụp hình thì Shira đột nhiên nhìn thấy một làn hơi nước đang dần dần tạo thành hình dáng của một phụ nữ đang bước dần xuống cầu thang, đi về phía họ.

image
Chỉ một vài giây sau, một bức hình đã được chụp vội và sau đó được đăng trên tạp chí Country Life với tên gọi 'Brown Lady'.

Nhiều người tin rằng đó là Lady Dorothy Townshend, người được cho là đã ám ảnh tòa lâu đài kể từ sau cái chết bí ẩn vào năm 1726.

image
Price là một trong những người tin rằng bức ảnh này không bị chỉnh sửa.
"Tôi khá ấn tượng. Tôi được kể nghe một câu chuyện hoàn toàn đơn giản: Ông Indre Shira nhìn thấy một hồn ma đi xuống cầu thang, vào đúng lúc đầu của ông Provand đang ở trong tấm khăn trùm đen
"Hình được chụp sau khi có người la lên và kết quả là bức hình mà chúng ta được nhìn thấy."

http://baomai.blogspot.com/
"Tôi không thể tìm thấy điểm đáng ngờ nào trong câu chuyện của họ. Tấm phim âm bản hoàn toàn không có dấu hiệu ngụy tạo nào," ông Price nói.

Tuy nhiên những người khác thì tỏ ra ngờ vực.

Vào năm 1937, Hội Nghiên cứu Tâm linh kết luận là do chiếc máy chụp hình bị rung trong thời gian chụp 6 giây.

"Tôi từng nghĩ rằng có lẽ có cái gì đó bất thường trong tấm Brown Lady ở Lâu đài Raynham, cho đến khi tôi tìm ra kết quả điều tra của Hội Nghiên cứu Tâm linh," Murdie nói.

Cũng giống nhiều nhà điều tra, ông Murdie cũng được nhìn thấy một số lượng lớn những tấm hình mà người ta cho là chụp hồn ma.

"Tôi nghĩ rằng rất ít hình thực sự có thể được cho là bằng chứng của hiện tượng siêu nhiên," ông nói.
Máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cũng có nhiều khả năng tạo ra các tấm hình chụp hồn ma giả.

Tấm hình chụp hồn ma ở Hampton Court là một ví dụ cho lỗi công nghệ trong máy ảnh của hai cô bé.
Khác với máy ảnh phim, các điện thoại chụp hình qua nhiều giai đoạn.

Đây là một quy trình khá chậm, nhất là trong những môi trường tối, khi mà các thiết bị cảm biến của máy ảnh cần thêm nhiều thời gian để thu thập thông tin về tấm hình.

Điều này khiến cho bất cứ thứ gì đi qua khung hình trong thời gian hình được chụp đều có thể bị méo mó.

Bất chấp những gì chúng ta biết về xảo thuật chỉnh sửa hình bằng máy tính, vẫn còn nhiều người tin rằng các hồn ma có thể xuất hiện trong hình.

http://baomai.blogspot.com/
Theo một cuộc khảo sát của Harris từ năm 2013, 42% người Mỹ tin vào hồn ma.
Một cuộc khảo sát tương tự do YouGov thực hiện vào năm 2014 cho thấy 39% người Anh tin rằng một căn nhà có thể bị ma ám.

Cũng giống như những hồn ma, sự thèm khát được nhìn thấy sự sống sau cái chết của con người gần như là bất tử, và thường xuyên biến đổi để phù hợp với công nghệ và khoa học của từng thời kỳ.



Howard Timberlake

No comments:

Post a Comment